Cây cúc tần Ấn Độ là loài cây thân rủ, phát triển mạnh mẽ với lá xanh quanh năm. Thông thường, chúng mọc thành chuỗi dài, tạo thành một tấm mành thiên nhiên tuyệt đẹp, tựa như một dải lụa uốn lượn, xanh mướt. Vậy loại cây này có những tác dụng nào và cách trồng, chăm sóc ra sao?
Giới thiệu cây cúc tần Ấn Độ?
Tên khoa học của dây cúc tần Ấn Độ là Vernonia Eliptica, có tên gọi khác là cây mành Trúc. Loại cây này có hoa và thuộc vào họ Cúc, thân leo nên thường được trồng trên những giàn dây đã giăng sẵn ngoài vườn hoặc trong nhà.
Nguồn gốc, đặc điểm cúc tần Ấn Độ
Dây leo cúc tần Ấn Độ là một trong những loài cây bản địa của Ấn Độ, Thái Lan và Myanmar. Hiện tại, loại cây này đã được nhân giống và có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới và rất dễ chăm sóc, lúc nào cũng xanh mát.
- Họ: Cúc tần Ấn Độ cây dây leo thuộc loại thân gỗ.
- Chiều cao: Có thể lên đến khoảng 30m nếu được tự do phát triển trong điều kiện lý tưởng.
- Thân cây: Có màu xanh nhạt, hóa gỗ và chuyển sang màu nâu khi già. Vì có tốc độ phát triển mạnh mẽ nên để đón được nhiều nắng hơn, cây thường đâm thêm nhiều nhánh.
- Rễ cây: Cây cúc tần Ấn Độ không có rễ khí nên có xu hướng mọc không bám tường, giúp hạn chế nguy cơ làm hỏng tường nhà.
- Lá cây: Có độ dài từ 3 – 10 cm, hình thức và nhọn dần ở phía đầu. Lá non sẽ có màu xanh nhạt, đậm dần khi về già. Lá cúc tần mọc xen kẽ với mật độ khá dày thay vì đối xứng như những loại cây khác.
- Hoa: Thường kết thành chùm, bông hoa có 5 cánh nhỏ màu hồng nhạt hoặc trắng. Hoa cây cúc tần Ấn Độ thường ra không cố định nhưng lại mang một vẻ đẹp tuyệt vời.
- Quả: Có dạng hình trụ 5 góc, màu nâu.
Ý nghĩa loài cây cúc tần
Sự trường tồn, mạnh mẽ, dẻo dai
Cây cúc tần Ấn Độ luôn tươi tốt, phát triển quanh năm nên được xem là đại diện cho sự trường tồn, mạnh mẽ và dẻo dai. Ngoài ra, đặc tính không thay lá mùa đông đã giúp tạo nên được giá trị đặc biệt của loại cây này.
Sự gắn bó, đoàn kết
Đặc điểm được nhiều người ưa thích ở cây cúc tần Ấn Độ là luôn xanh tốt và gắn kết với nhau, giúp tạo nên những bức tường vững chắc. Đó chính là lý do loại cây này mang ý nghĩa tượng trưng cho sự gắn bó, đoàn kết để tạo nên một sức mạnh bền bỉ.
Trang trí ban công, tầng thượng, quán cà phê,…
Thân cây cúc tần thường rủ xuống dưới, giúp tạo bầu không khí dịu nhẹ và mùa hè. Ngoài ra, khi trồng ở tầng cao, ánh sáng Mặt Trời tại đây sẽ giúp cây phát triển mạnh mẽ, tươi tốt hơn.
Đó chính là lý do loài cây này thường được trồng để trang trí ban công, tầng thượng, quán cà phê,…
Lọc không khí, giúp chống nóng mùa hè
Khói bụi luôn là vấn đề nan giải ở nhiều thành phố lớn. Quá trình đô thị hóa càng phát triển kéo theo lượng bụi mịn ngày càng tăng, gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Do đó, nhu cầu trồng các loại cây có tác dụng thanh lọc không khí là rất cần thiết.
Đặc điểm nổi bật của cây cúc tần Ấn Độ là tán lá mọc dày, có thể thanh lọc không khí, ngăn chặn bụi bẩn và cản nắng rất tốt. Ngoài ra, loại cây này còn có thể bổ sung thêm oxy, cân bằng độ ẩm cho không gian xung quanh.
>> Xem thêm: Cây Vạn Niên Thanh: Nguồn Gốc – Đặc Điểm – Chủng Loại
Ý nghĩa phong thủy của dây leo cúc tần Ấn Độ
Ý nghĩa phong thủy
Ngoài mang lại vẻ đẹp tươi mới cho không gian sống, cây cúc tần Ấn Độ còn mang lại nhiều may mắn, nguồn năng lượng tích cực và thu hút nhiều vượng khí cho gia chủ.
Công việc quá bận rộn khiến bạn không có nhiều thời gian chăm sóc cây cối trong nhà? Đừng lo lắng, hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee. Những “chị Ong Cam” sẽ giúp bạn thảnh thơi, có nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống hơn.
Tải app bTaskee và trải nghiệm ngay những dịch vụ chất lượng hàng đầu hôm nay!
Tuổi và mệnh hợp với dây leo cúc tần Ấn Độ
Khí chất trầm lắng của người tuổi Tỵ luôn khiến cho những người xung quanh có cảm giác khó gần. Tuy nhiên, họ lại có chí tiến thủ, đức tính kiên cường và làm việc có trách nhiệm.
Do đó, cây cúc tần được xem là phù hợp với người tuổi Tỵ, sẽ giúp công việc của họ tiến triển thuận lợi, nhạy bén hơn trong kinh doanh và làm ăn phát đạt.
Cây cúc tần có màu xanh lá mạ, là biểu tượng của mệnh Mộc nên phù hợp với một số mệnh sau:
- Mệnh hỏa: Theo phong thủy, Mộc sinh Hỏa nên cây cúc tần cũng sẽ hợp với người mệnh Hỏa. Việc trồng cây sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc, tăng thêm nhiều năng lượng tích cực và mang vượng khí vào nhà.
- Mệnh Mộc: Phong thủy cây cúc tần Ấn Độ sẽ giúp gia chủ có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ, ấm no.
- Mệnh Thủy: Thủy và Mộc là tương sinh nên khi trồng, người mệnh Thủy sẽ gặp nhiều may mắn, tiền tài phát triển và thu hút vượng khí.
- Mệnh Thổ: Theo phong thủy, Mộc khắc Hỏa nên cây cúc tần không mang nhiều may mắn, tốt hơn là không nên trồng.
- Mệnh Kim: Tương tự như Thổ, Kim khắc Mộc nên người thuộc mệnh Kim không nên trồng cây cúc tần Ấn Độ.
>> Xem thêm: Những cây kiêng kỵ trồng trước nhà nhất định phải biết
Hướng dẫn bạn trồng và chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ
Phương pháp trồng tại nhà đơn giản
Nhiều người thường thắc mắc cây cúc tần Ấn Độ có dễ trồng không. Thực tế, loại cây này rất dễ trồng, bTaskee sẽ hướng dẫn cách thức thực hiện nhé!
- Chuẩn bị đất trồng: Theo kỹ thuật trồng cây cúc tần Ấn Độ, loại cây này rất dễ trồng và dễ sống nên thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Khi trồng, nên chọn đất tơi xốp, dễ thoát nước và giàu dinh dưỡng. Trong trường hợp trồng trong chậu, bạn nên trộn chung đất với phân hữu cơ.
- Cây giống: Nên ưu tiên lựa chọn những cành có kích thước vừa phải, sau đó cắt thành đoạn dài khoảng 30cm. Tiếp theo, bạn ngâm với N3M (dung dịch kích thích ra rễ) trong vòng 30 phút trước khi trồng cây vào đất.
- Chậu trồng: Chậu có lỗ thoát nước, có thể chọn chậu nhựa chữ nhật, chậu kẹp ban công nếu trồng cây trên ban công hoặc chậu đá mài,…
- Cách trồng: Nên cho một lớp sỏi vào đáy chậu để cây có thể dễ dàng thoát nước. Sau đó, bạn tiếp tục cho đất vào ⅓ chậu và lót một lớp vi sinh. Tiếp tục cắm các cành cây vào, cuối cùng là rải một lớp rơm rạ mỏng để giúp giữ ẩm.
- Vị trí trồng: Để cây rủ xuống bên dưới, tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà, bạn có thể trồng cây trên sân thượng, trên ban công hoặc bồn cây trên cao.
Cách chăm sóc cho cây khỏe và xanh tốt
Theo ý nghĩa phong thủy, cây cúc tần có tán càng to, xanh tốt và có màu sắc càng đậm sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Vậy cách chăm sóc như thế nào để cây luôn tươi tốt?
- Ánh sáng: Đặc điểm của cây là chịu được biên độ nhiệt lớn nên có thể để ở ngoài nắng hoặc bóng râm, ngay cả những nơi có ít ánh sáng.
- Nhiệt độ: Trong bất kỳ điều kiện nóng, lạnh nào thì cây cũng đều sinh trưởng và phát triển tốt.
- Đất: Cây không kén đất trồng, có thể sống được trong tất cả các loại đất như đất kiềm, chua, cạn kiệt dinh dưỡng, khô cằn sỏi đá hay thậm chí cả đất phèn, đất mặn,…
- Bón phân: Để lá cây được đẹp, sinh trưởng và phát triển tốt, bạn có thể bón phân cho cây mỗi tháng hoặc từ 2 – 3 tháng/lần.
- Nước: Vì có lá, thân, cành xum xuê nên cây cúc tần đòi hỏi nước nhiều. Do đó, bạn nên tưới nước cho cây mỗi ngày, có thể không cần tưới vào mùa mưa.
- Nhân giống: Có thể giâm cành hoặc chiết dây.
>> Xem thêm: Cây kim tiền có độc không? Lỡ nhai trúng có nguy hiểm không?
Nếu được chọn một loại cây leo có sức sống mãnh liệt, dễ trồng nhưng mang lại độ che phủ cao, bTaskee sẽ không ngần ngại đề xuất cây cúc tần Ấn Độ. Với những ý nghĩa, tác dụng loài cây này mang lại hứa hẹn sẽ làm hài lòng gia chủ!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Cây Trầu Bà: Ý Nghĩa Phong Thủy – Cách Trồng – Giá Bán
- Cây Hạnh Phúc: Công Dụng – Ý Nghĩa Phong Thủy – Giá Bán
Hình ảnh: Freepik